Báo giá hoàn công nhà ở

Thứ ba, hoàn tất nghĩa vụ thuế với nhà nước

Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền hoàn công sẽ gửi hồ sơ sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính của chủ nhà ở. Theo quy định hiện hành thì chủ nhà phải hoàn tất các thủ tục thuế xây dựng cơ bản đối với nhà ở riêng lẻ (trừ trường hợp được miễn), thực hiện đóng đầy đủ các loại phí liên quan đến thủ tục hoàn công. Sau đó nộp biên lai thu tiền thuế, phí tới cơ quan mà chủ nhà đã nộp hồ sơ xin hoàn công và chờ đợi thẩm định hồ sơ hoàn công để được hoàn công nhà ở.

Như vậy quy trình hoàn công nhà ở là một quy trình được bắt đầu từ chính sự chuẩn bị của mỗi chủ nhà. Đó phải là sự chủ động ngay từ khâu thiết kế, thi công nhà ở để đảm bảo các loại giấy tờ liên quan đến hoàn công đều tuân thủ đúng quy định. Và kết thúc của quy trình này chính là nhà ở được phép hoàn công.

Không có thời gian cụ thể cho việc thực hiện quy trình hoàn công nhà ở trên thực tế, bởi còn tùy thuộc vào từng trường hợp nhà ở trên thực tế. Tương ứng với đó là việc chủ nhà thực hiện quy trình này dễ hay khó phụ thuộc rất nhiều vào các kỹ năng tiếp xúc, liên hệ với cơ quan cũng như sự chuẩn bị đầy đủ và kỹ càng về hồ sơ hoàn công nhà ở.

Hoàn công hay hoàn công xây dựng hay hoàn thành công trình là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà cửa nhằm xác nhận sự kiện các bên đầu tư, thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.

Hoàn công có ý nghĩa là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công.
Vai trò của Hồ sơ hoàn công.

Khi công trình xây dựng hoàn thành, nhà thầu có trách nhiệm hoàn thiện thi công, dọn dẹp hiện trường, lập bản vẽ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu để phục vụ cho công tác nghiệm thu toàn phần công trình. 7 vai trò chính của hồ sơ hoàn công :

Là cơ sở cho việc nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hạng mục công trình và công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
Là cơ sở để thiết kế phương án bảo vệ cho công trình.
Là cơ sở để thanh toán, quyết toán và phục vụ cho việc kiểm toán.
Là hướng dẫn viên cho người khai thác sử dụng.
Là hồ sơ hiện trạng phục vụ cho việc thiết kế, cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trình.



Giúp các cơ quan khi cần tìm lại các tài liệu nghiên cứu.

Sổ hồng hoàn công là gì? Sổ hồng có hoàn công và không hoàn công khác nhau như thế nào?

Thực tế nếu không hoàn công thì ngôi nhà vẫn có sổ hồng (chứng nhận quyền sử dụng đất). Vậy giữa hai sổ hồng hoàn công và sổ hổng chưa hoàn công khác nhau như thế nào?

Về hình thức: sổ hồng chưa hoàn công chỉ thể hiện ranh giới, diện tích đất, vị trí thổ cư( nếu có). Còn sổ hoàn công thì sẽ có thể hiện mặt bằng từng tầng.
Về giá trị: sổ hồng đã hoàn công là giấy tờ khẳng định quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà trên đất đó. Còn với sổ hồng chưa hoàn công, pháp luật chỉ công nhận quyền sở hữu đất. Ngôi nhà trên mảnh đất đó không có giá trị pháp luật.


Có bắt buộc làm hồ sơ hoàn công hay không?

Có, khi muốn xác nhận sở hữu tài sản trên đất.
Có, bắt buộc cho việc xin giấy phép sửa chữa, cải tạo về sau.

Nhà đã hoàn công có giá trị như thế nào?

Khi nằm trong quy hoạch: nhà có hoàn công sẽ được đền bù phần đất và giá trị ngôi nhà. Trong khi nhà không hoàn công sẽ không được đền bù hoặc đền bù rất thấp.
Thế chấp, vay vốn ngân hàng: vì thủ tục hoàn công là việc xác nhận tài sản gắn liền trên đất. Nên khi thế chấp sẽ được định giá cao hơn so với nhà không hoàn công.
Mua bán bất động sản: nhà đã hoàn công sẽ bán được giá cao và thuận lợi hơn vì tính pháp lý được đảm bảo.

Hồ sơ hoàn công gồm những gì?

Hồ sơ hoàn công bao gồm 5 loại giấy tờ cần thiết được liệt kê dưới đây :

Giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành theo mẫu quy định.
Giấy phép xây dựng nhà ở bản gốc, kèm theo bản vẽ xin phép xây dựng.
Bản vẽ điện nước hoàn công.
Bản hợp đồng thi công với đơn vị có giấy phép hành nghề kèm một bản sao giấy phép hành nghề của đơn vị thi công. Hoặc biên lai thu thuế xây dựng.
Biên bản kiểm tra của thanh tra xây dựng.


Nộp hồ sơ hoàn công ở đâu?

Đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp 1, các công trình tôn giáo, di tích lịch sử, tượng đài, các tuyến, trục được chính thì nộp hồ sơ hoàn công tại Sở xây dựng
Đối với các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện thì nộp hồ sơ hoàn công tại Ủy ban nhân dân Quận, Huyện ở phòng quản lý đô thị.
Đối với nhà ở riêng lẽ trong khu dân cư nông thôn thì nộp hồ sơ hoàn công tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Lưu ý,
Trường hợp hoàn công nhà xây sai giấy phép thì phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng với mức phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn và từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây nhà ở riêng lẻ ở đô thị.

Ngoài hình thức phạt tiền, chủ đầu tư còn bị buộc khắc phục hậu quả, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ yêu cầu tự phá dỡ phần công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ.
Hoàn công được coi là vi phạm một trong những nội dung trong giấy phép xây dựng, cụ thể:

Thay đổi vị trí xây dựng công trình.
Sai cốt nền xây dựng công trình.
Vi phạm chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

Cơ quan chức năng cấp phép xây dựng chỉ quản lý chất lượng sau khi công trình hoàn thành, trách nhiệm về chất lượng công trình được chuyển giao cho chủ đầu tư và các đơn vị tham gia trong quá trình xây dựng công trình.

Nếu xây dựng tuân thủ theo giấy phép xây dựng thì việc hoàn công sẽ diễn ra dễ dàng không gặp bất kì khó khăn nào.
Chi phí hoàn công là bao nhiêu? thời gian hoàn công bao lâu?

Chi phí hoàn công sẽ không cố định mà khác nhau tùy từng khu vực, quy mô xây dựng, diện tích nhà. Chi phí trung bình sẽ từ 15 – 35 triệu hoặc có thể cao hơn nếu quy mô lớn hoặc xây sai phép.

Những nhà xây trên đất nông nghiệp sẽ phải chấp nhận là không thể hoàn công nhà.

Thời gian hoàn công sẽ khoảng 2 tháng trở lên. Đây chỉ là con số trung bình. Thực tế sẽ có sự khác nhau đối với từng hồ sơ khác nhau và từng địa phương khác nhau. Chưa kể đến thời gian chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hoàn công nhà ở theo quy định pháp luật.

Hoàn công không khó hay cần kinh nghiệm chuyên môn gì cả, chỉ cần nộp hồ sơ đầy đủ như trên là gia đình có thể hoàn công, vấn đề ở đây là thời gian nên chủ đầu tư chỉ cần tìm đúng đơn vị thi công có năng lực đảm bảo thi công đúng quy định pháp luật, chất lượng thi công và tiến độ thi công nhà mà thôi.

Tìm hiểu thêm về: Báo giá hoàn công nhà ở



Đối với nhà ở tại đô thị được tạo lập kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành

Thì hồ sơ nhà ở bao gồm các nội dung: tên và địa chỉ chủ nhà; một trong các giấy tờ quy định tại Điều 15 của Luật này; tên và địa chỉ đơn vị tư vấn, đơn vị thi công (nếu có); bản vẽ thiết kế hoặc bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở (nếu có); hồ sơ hoàn công theo quy định của pháp luật về xây dựng;

Đối với nhà ở tại nông thôn được tạo lập kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành

Theo đó, kể từ thời điểm ngày 1/7/2006 (ngày Luật nhà ở có hiệu lực), nhà ở phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu, là điều kiện tiên quyết để các bên thực hiện các giao dịch về nhà ở. Do vậy, nếu nhà ở có sau ngày 1/7/2006, chủ cũ buộc phải thực hiện thủ tục hoàn công, hoàn tất thủ tục sở hữu nhà ở trước khi bán lại cho người khác. Khi đó người chủ sau mới có cơ sở pháp lý để được công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở.

Vì vậy, bạn mua lô đất vào tháng 8/2008 nhưng chủ đất đã được cấp phép xây dựng trước đó. Tuy nhiên, bạn không làm thủ tục đổi tên giấy phép xây dựng mà vẫn đứng ra xây nhà trên mảnh đất đó nên khi hoàn công nhà thì sẽ gặp phải những rắc rối.

Trường hợp cụ thể:

Anh Trường mua nhà có sẵn giấy phép xây dựng tên chủ cũ, nhưng cũ chưa có xây nhà.

Tới khi tôi mua và tôi xây theo giấy phép xây dựng đó luôn. Hiện tại bây giờ tôi muôn hoàn công nhà ở, nhưng tôi lại không thể làm thủ tục hoàn công căn nhà vì tên trên Giấy phép xây dựng không phải là của tôi. Cho tôi hỏi trường hợp như tôi có được làm hoàn công nhà? Nếu có thì phải làm như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể hướng dẫn về vấn đề này, do đó, trường hợp của bạn có hai cách như sau:

Phương án 01: bạn có thể liên hệ lại với người chủ cũ để yêu cầu họ thực hiện thủ tục hoàn công. Sau khi người chủ cũ thực hiện xong thủ tục hoàn công thì làm thủ tục chuyển nhượng nhà sang cho bạn.

Phương án 02: bạn liên hệ với cơ quan xây dựng địa phương để nộp phạt vì không thực hiện thủ tục hoàn công. Sau khi nộp phạt cơ quan xây dựng địa phương bạn sẽ hướng dẫn bạn làm thủ tục xác nhận quyền sở hữu đối với nhà ở.
Nhà chưa hoàn công có vay ngân hàng được không

Nếu như khách hàng có xin giấy phép xây dựng của chính quyền và xây dựng đúng với bản vẽ thi công thì vẫn có thể vay được vốn ngân hàng.

⇒ Tuy nhiên vẫn còn có 1 số ngân hàng không cho vay nhà chưa hoàn công.

♥ Bạn muốn vay tiền ngân hàng mà nhà chưa hoàn công, nhà xây sai phép thì xem thêm tại đây nhé, để được giải quyết nhanh chóng.

Hoàn công là gì?

Hoàn công xây dựng (gọi tắt là hoàn công) là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng được thực hiện sau khi bên thi công hoặc bên đầu tư xác nhận đã hoàn thành xây dựng công trình có nghiệm thu và giấy phép xây dựng.

Hoàn công thể hiện cấu trúc, hiện trạng những thay đổi trong thi công và là điều kiện để được cấp sổ hồng sau này.

2. Khái niệm bản đồ vẽ hoàn công

Bản vẽ hoàn công là bản vẽ chi tiết bộ phận công trình xây dựng. Loại bản vẽ này được dùng để tái hiện tình trạng thực tế công trình sau khi hoàn thành. Đồng nghĩa với việc trong đó phải thế hiện được kích thước thực so với kích thước ban đầu được phê duyệt của bản thiết kế.
Tên tiếng anh của loại bản vẽ này là gì?

Lập bản vẽ hoàn công là cách phản ánh những thay đổi của công trình xây dựng so với thiết kế ban đầu. Đồng thời nó cũng bao gồm các hạng mục công trình chi tiết giống như bản vẽ gốc.
3. Phân loại bản vẽ hoàn công xây dựng

Tùy theo quy mô công trình và tính phức tạp của công trình, người ta chia ra 6 loại bản vẽ chính sau:

Bản vẽ cho hoàn công công việc xây dựng;
Bản vẽ cho hoàn công bộ phận công trình;
Bản vẽ cho hoàn công giai đoạn xây dựng;
Bản đồ vẽ hoàn công lắp đặt thiết bị;
Bản đồ vẽ hoàn công từng hạng mục công trình;
Bản đồ hoàn công tổng thể công trình.

4. Các yêu cầu của bản vẽ hoàn công

Theo quy định mới nhất, bản vẽ phải đáp ứng các yêu cầu sau để đảm bảo đúng với quy định:

Được lập bởi nhà thầu thi công;
Ghi rõ họ và tên người thầu, người đại diện của nhà thầu ký tên đóng dấu, người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư ký tên xác nhận;
Phản ánh trung thực kết quả thực hiện thực tế thi công ngoài hiện trường mà không được tự bỏ qua các sai số;
Được lập ngay tại thời điểm nghiệm thu, không được hồi ký hoàn công;
Được lập và xác nhận theo đúng quy định;
Thể hiện rõ ràng những chỉnh sửa, thay đổi để sử dụng thuận tiện và chính xác trong việc khai thác, sử dụng và bảo trì công trình.

có nhiều loại yêu cầu khi thực hiện

Mẫu khung tên bản vẽ thiết kế
II. Vì sao phải lập bản vẽ hoàn công nhà?

Hiện tại, pháp luật ghi nhận quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức, được chia thành 2 loại chính là tài sản phải đăng ký sở hữu và tài sản không phải đăng ký sở hữu. Nhà ở, công trình xây dựng thuộc nhóm tài sản phải đăng ký sở hữu. Muốn đăng ký quyền sở hữu, điều không thể thiếu là thực hiện thủ tục hoàn công để công trình được thừa nhận về mặt pháp lý.

Hoàn công cũng chính là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công. Đối với nhà riêng thì sau khi xây dựng xong phải hoàn thiện thủ tục này trước khi làm thủ tục xin cấp sổ. Một căn nhà thiếu giấy tờ hoàn công sẽ chưa được pháp luật thừa nhận, từ đó khiến bạn có thể bị thu hồi đất hoặc việc mua bán gặp khó khăn do người mua e ngại.

III. Vai trò của lập bản vẽ hoàn công xây dựng là gì?

Thể hiện sự thay đổi trong các chi tiết và kích thước xây dựng giữa bản vẽ thiết kế và thực tế, giúp chủ nhà nắm được tình trạng, vị trí chính xác của các hạng mục khi sửa chữa, bảo trì căn nhà;
Cơ sở cho việc thực hiện giai đoạn nghiệm thu hạng mục công trình và công trình hoàn thành đưa vào sử dụng;
Giúp đơn vị nắm rõ được kết cấu và cấu tạo của công trình, để sử dụng đúng mục đích và hỗ trợ cho công tác cải tạo và mở rộng sửa chữa sau này;
Xác định được công trình có được xây dựng đúng theo yêu cầu của bản thiết kế ban đầu hay không;
Đánh dấu mốc thời gian hoàn tất thanh toán cho nhà thầu, kết thúc nghĩa vụ hợp đồng xây dựng. Là cơ sở để thực hiện thanh toán và quyết toán;
Cơ sở pháp lý để chứng minh công trình được thực hiện đúng theo quy định trong luật xây dựng với cơ quan chức năng

IV. Sự khác biệt giữa bản vẽ thiết kế và bản vẽ hoàn công

Bản vẽ thiết kế là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh về toàn bộ ngôi nhà, diễn giải về hình dáng, kích thước, chi tiết, kết cấu hoàn chỉnh của ngôi nhà. Thông qua bản vẽ mà các kỹ sư, nhà thầu xây dựng biết được quy định cách xây dựng nên một ngôi nhà.

Bản chất hai loại bản vẽ này hoàn toàn giống nhau, đều thể hiện từng chi tiết, hạng mục nhỏ,… của tổng thể công trình. Điểm khác biệt ở đây là đa phần bản hoàn công sẽ có sự thay đổi, chênh lệch về kích thước so với bản vẽ thiết kế ban đầu.

Trong trường hợp hai bản thiết kế hoàn toàn giống nhau thì kiến trúc sư, đơn vị giám sát, nhà thầu thi công, chủ đầu tư sẽ sử dụng bản thiết kế ban đầu không cần lập cái mới.
V. Mẫu dấu hoàn công trên bản vẽ hoàn công

Mẫu dấu bản vẽ hoàn công là điều cần thiết khi hoàn tất thủ tục. Dưới đây là mẫu dấu hoàn công mới nhất được quy định theo thông tư 26/2016 BXD tại Điều 2 phụ lục II:




Điều 11. Bản vẽ hoàn công

Nhà thầu thi công lập bản vẽ hoàn công hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành do mình thi công. Riêng các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế.
Từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.
Việc lập và xác nhận bản vẽ được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư này.

Điều 12. Quy định về lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình

Chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia tổ chức lập và lưu trữ danh mục hồ sơ hoàn công trước khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng theo danh mục quy định tại Phụ lục III Thông tư này.
Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 10 năm đối với dự án nhóm A, 7 năm đối với dự án nhóm B và 5 năm đối với dự án nhóm C kể từ khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
Chủ đầu tư tổ chức lập một bộ hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư này, bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ này trong suốt quá trình khai thác, sử dụng công trình.

VII. Trường hợp nào cần thực hiện thủ tục hoàn công

Ngoài một số công trình được miễn giấy phép xây dựng theo Khoản 2, Điều 89 của Luật Xây dựng 2014 như: Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa,… Ngoài những trường hợp trên thì mọi trường hợp khác đều phải thông qua thủ tục cấp phép xây dựng.

Như vậy, các công trình xây dựng tại đô thị đều phải thông qua thủ tục cấp phép xây dựng, còn nhà ở tại nông thôn nếu là nhà ở riêng lẻ, xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thì mới cần xin cấp phép xây dựng.
VIII. Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công đúng chuẩn
1. Thể hiện và lập bản vẽ hoàn công công việc xây dựng

Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng (người phụ trách kỹ thuật) chụp lại hình vẽ thiết kế bản vẽ thi công phần công việc nghiệm thu, lắp đặt thiết bị tĩnh ( bản vẽ copy) .
Tại hiện trường, người phụ trách kỹ thuật đo vẽ hoàn công, ghi các trị số thực tế thi công có thay đổi so với trị số thiết kế trong ngoặc đơn đặt ngay dưới trị số thiết kế, thể hiện các chi tiết thay đổi, bổ sung trên bản vẽ copy và ký tên. Trong trường hợp không có sự thay đổi thông số thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.
Khi nghiệm thu, sau khi kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công thấy phản ánh đúng thực tế thi công thì người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công ký tên xác nhận.

Cách làm bản vẽ hoàn công bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và công trình

Người phụ trách kỹ thuật chụp lại toàn bộ bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt và giữ nguyên khung tên , không thay đổi số hiệu bản vẽ thiết kế .
Tại hiện trường, người phụ trách kỹ thuật đo vẽ hoàn công và lập bản vẽ như sau:
Trong trường hợp các kích thước, thông số không có sự thay đổi, điều chỉnh thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.
Trong trường hợp có thay đổi thì ghi các trị số thực tế thi công có thay đổi so với trị số thiết kế trong ngoặc đơn đặt dưới trị số thiết kế; khoanh đám mây các chi tiết thay đổi , bổ sung và thể hiện các chi tiết thay đổi , bổ sung đó ngay trên bản vẽ có chi tiết thay đổi, bổ sung hoặc trên chỗ trống của bản vẽ khác.

Nếu trên các bản vẽ này đều không có chỗ trống thì thể hiện ở bản vẽ mới với số hiệu bản vẽ không trùng với số hiệu các bản vẽ thiết kế đã có.,

Trong bản vẽ phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng phải ký tên và đóng dấu pháp nhân.

Ngoài ra, phía trên khung tên các bản vẽ phải đóng dấu Bản vẽ hoàn công của nhà thầu thi công xây dựng.

Khi nghiệm thu, sau khi kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công thấy phản ánh đúng thực tế thi công thì người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công ký tên xác nhận,

IX. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan đến thủ tục hoàn công
1. Đơn vị lập bản vẽ hoàn công

Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành do mình thi công. Riêng các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo.

Đối với trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ cho phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.

Thành phần ký bản vẽ hoàn công

Chủ đầu tư: Lập hồ sơ hoàn công xây dựng, nghiệm thu và cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo việc ký kết trong biên bản, giấy tờ nghiệm thu.
Đơn vị thi công: Cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, tham gia ký kết nghiệm thu hoàn công và thực hiện đủ các nghĩa vụ như hợp đồng xây dựng đã lập.
Đơn vị tư vấn, giám sát xây dựng (nếu có): Tham gia vào việc kiểm tra, ký xác nhận bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
Đơn vị thiết kế công trình: Tham gia nghiệm thu công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư, lập lại bản vẽ theo đúng thực tế, trong trường hợp có thay đổi về công trình xây dựng so với cấp phép ban đầu

X. Các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện thủ tục hoàn công
1. Bản vẽ hoàn công lập khi nào?

Chủ đầu tư phối hợp với các bên liên quan tổ chức thành lập và lưu trữ hồ sơ hoàn công trước khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hay công trình xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng.
2. Cách đóng gói hồ sơ hoàn công công trình nhà ở

Mẫu bản vẽ hoàn công phải được trình bày trong khổ giấy A4. Sau đó được đóng thành một bộ tài liệu hoặc được thực hiện lưu trữ trong khổ giấy lớn hơn. Bên cạnh đó, bản vẽ phải được chia từng phần nhỏ theo từng hạng mục công trình.

Xem thêm về: Dịch vụ SEO